Cao thục địa có những tác dụng gì

 

Thục địa là một loài thực vật có tên khoa học là Rehmannia, rễ của nó được dùng để làm thuốc. Chiết xuất cao khô thục địa được tìm thấy nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền Trung Quốc cho các vấn đề tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì, bệnh thận, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thiếu máu, loãng xương, viêm khớp dạng thấp và dị ứng. Tuy nhiên trong một số báo cáo có đề cập tới việc sử dụng thục địa có thể gây ra tác dụng phụ, bài viết này chúng tôi sẽ thông tin rõ hơn về vấn đề này.

Thục địa là gì?

Theo các nhà y học cổ truyền Trung Quốc thục địa là một thảo mộc hoang dã còn được gọi là cây dạ cẩm của Trung Quốc. Loài thảo dược này thường mọc ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và đông bắc Trung Quốc và đã được sử dụng trong y học hơn 2000 năm .

Rễ thục địa màu nâu đen thường được thu hoạch vào mùa thu và được sử dụng cho nhiều mục đích y tế. Nó thường được sử dụng để điều trị các tình trạng được cho là thiếu âm. Chúng bao gồm các biến chứng như: dị ứng, thiếu máu, ung thư, táo bón, tiểu đường, sốt, chàm, huyết áp cao, nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, mất ngủ và giảm đau.

Cao thục địa có tác dụng phụ không?

Các phương thuốc truyền thống của Trung Quốc thường bao gồm sự kết hợp của các loại chiết xuất nguồn nguyên liệu dược phẩm từ thảo mộc, có thể là chúng ở dạng viên, lỏng, bột hoặc trà. Các phương thuốc thảo dược truyền thống của Trung Quốc cũng được thực hiện cho từng cá nhân dựa trên nhu cầu cụ thể của họ.

Việc sử dụng thục địa cho các vấn đề sức khỏe cho đến nay, các tác dụng phụ như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, nhức đầu, tim đập nhanh, chóng mặt, hoa mắt, dị ứng và mệt mỏi đã được báo cáo. Thục địa cũng có thể không an toàn cho những người bị bệnh gan hoặc các vấn đề về tiêu hóa hoặc miễn dịch từ trước. Nó không được coi là an toàn cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Khi sử dụng các sản phẩm có chứa thục địa mà có các triệu chứng như trên không giảm đi cần phải đến cơ sở gần nhất để kịp thời xử lý.

Thục địa cũng được dùng dưới dạng chất bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, các sản phẩm có chứa dược liệu này đều có liều lượng khuyến cáo theo tiêu chuẩn của y tế. Theo khuyến cáo của Bộ y tế thành phần cao thục địa thường chứa từ 55 – 350mg dược liệu. Nếu sử dụng quá liều lượng thì sẽ gây những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Hiện tại, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho những tuyên bố về lợi ích và tác dụng phục của thục địa, nhưng các nghiên cứu trong tương lai có thể thay đổi điều đó. Các sản phẩm từ thảo dược thục địa mặc dù rất tốt cho các vấn đề sức khỏe nhưng nó lại không được sử dụng thay thế cho các vấn đề điều trị y tế thông thường.

Nếu bạn muốn bổ sung thục địa cho các vấn đề sức khỏe của mình cần phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị. Không nên tự ý sử dụng dược liệu hoặc các sản phẩm chứa dược liệu. Tham khảo thêm các lợi ích sức khỏe của thục địa tại nguồn nguyên liệu tpcn.

 


 

 

 

.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trình gia công sữa bột tại nhà máy đạt chuẩn gmp

Quy trình gia công thực phẩm chức năng tại nhà máy đạt chuẩn gmp

Những lợi ích sức khỏe nổi trội của sâm ginseng